Phí gửi hàng bưu điện từ Việt Nam sang Nhật là 1 trong những thông tin quan trọng cần nắm rõ khi có nhu cầu chuyển hàng hoá, đồ dùng đến người thân, bạn bè đang làm việc hoặc học tập tại xứ sở hoa anh đào. Sau đây là thông tin bảng phí tham khảo cho từng dịch vụ được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, quy trình các bước gửi hàng cùng 1 số kinh nghiệm liên quan cũng là nội dung bạn không nên bỏ qua.
Bảng phí gửi hàng từ Việt Nam sang Nhật qua bưu điện
Hiện nay, đáp ứng nhu cầu gửi hàng sang Nhật, bưu điện Việt Nam cung cấp 4 hình thức dịch vụ bao gồm:
- Chuyển bưu phẩm thường: Thời gian chuyển hàng theo tốc độ thông thường, mức phí thấp nhất trong 4 hình thức.
- Chuyển phát nhanh EMS: Nếu hàng nhanh đến tay người nhận hơn, có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh chuyên dụng của bưu điện có tên là EMS. Đây là dịch vụ có mức phí cao nhất hiện tại.
- Chuyển bưu phẩm bảo đảm: Đối với bưu phẩm quan trọng, bạn có thể chọn dịch vụ chuyển bưu phẩm đảm bảo, hình thức này có mức phí hơn bưu phẩm thường vì đảm bảo vận chuyển an toàn hơn.
- Chuyển bưu phẩm quốc tế: Có thể coi là hình thức chính khi vận chuyển hàng ra nước ngoài qua bưu điện. Phí của dịch vụ này cao nhưng vẫn nhỏ hơn so với chuyển phát nhanh.
Hiện nay, các mức phí dịch vụ bưu điện được chia theo từng mức khối lượng của hàng hoá, đồ vật như: 1000g, 2000g, 5000g và 10000g.
Xem thêm: Các loại form CO mà bạn cần phải biết khi làm công việc Xuất – Nhập khẩu
4 bước gửi hàng bưu điện từ Việt Nam sang Nhật Bản
Với mức phí nêu trên, bạn cần chuẩn bị đóng hàng và trả phí theo các bước sau:
- Sắp xếp hàng hóa cần chuyển vào thùng và đóng gói bằng băng dính cho gọn nhẹ, chắc chắn
- Đưa thùng hàng đã chuẩn bị đến quầy chuyển hàng của bưu điện
- Khai báo thông tin mặt hàng cần chuyển vào giấy tờ được cung cấp. Một số thông tin cần khai: Khai thuế, chọn danh mục hàng chuyển, cung cấp thông tin người nhận đi cùng với bưu điện nhận bên Nhật,…
- Trả phí được nhân viên bưu điện tính toán và thông báo
Thời gian gửi hàng qua bưu điện từ Việt Nam sang Nhật
Thời gian gửi hàng qua bưu điện phụ thuộc vào vị trí thành phố, khu vực chuyển hàng.
Nếu địa điểm nhận hàng là thành phố hay quận, huyện lớn ở Nhật thì thời gian hàng đến nơi là 7 – 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn.
Nếu gửi hàng đến các địa điểm xa trung tâm thành phố thì thời gian nhận hàng còn tính thêm thời gian vận chuyển trong phạm vi nội địa Nhật Bản. Thông thường, tổng thời gian vận chuyển và nhận hàng là 2 tuần.
Thời gian vận chuyển ngắn này có thể rút ngắn tối đa 5 – 6 ngày khi lựa chọn dịch vụ EMS. Tuy nhiên, cước phí dịch vụ này khá cao, bạn cần cân nhắc theo điều kiện, hoàn cảnh hiện tại để lựa chọn cho phù hợp.
Xem thêm: Gửi hàng đi Nhật qua bưu điện
Lợi ích khi gửi hàng sang Nhật qua bưu điện
Dù có nhiều cách để gửi hàng từ Việt Nam sang Nhật nhưng gửi qua bưu điện vẫn được nhiều người chọn vì các lợi ích sau:
- – Chi phí rẻ, hợp với ví tiền – Nhất là với nhu cầu chuyển đồ dưới 20kg
- – Thủ tục đơn giản, thuận tiện hơn so với hình thức gửi hàng qua đường biển hoặc hàng không
- – Đảm bảo an toàn, giảm thiểu khả năng thất lạc hoàng hoá giữa đường – Ưu điểm này được đánh giá cao và tin cậy hơn so với khi sử dụng dịch vụ gửi hàng từ các công ty khác.
Một số mặt hàng phép gửi từ Việt Nam sang Nhật Bản
Bạn có thể gửi được khá nhiều đồ vật, vật dụng cũng như mặt hàng từ Việt Nam sang đất nước mặt trời mọc.
Sau đây là 1 vài mặt hàng được gửi nhiều cùng 1 số chú ý chọn và đóng hàng:
- Thực phẩm: Tốt nhất chọn loại có thể bảo quản lâu dài trong điều kiện thường
- Bánh kẹo, mứt, trà, cà phê: Đảm bảo gói hàng kín, tránh bung, hở bao bì gây hư hỏng, thấm nước.
- Thức ăn khô, tôm khô, cá khô, mực khô: Chú ý tình trạng phơi khô và đóng gói kín để tránh hư hỏng
- Hàng mỹ phẩm: Đóng gói hộp và bổ sung thêm các hình thức bảo vệ (nếu cần)
- Thuốc tây, thuốc bắc: Đóng gói cẩn thận và kín để tránh rách bao, rơi hoặc hư hỏng
- Quần áo (váy, áo, đồ lót, quần …), trang sức, giày dép: Đóng hộp kín để tránh rơi và thất lạc
- Các loại tượng (Tượng Chúa, tượng Phật, …) và hàng nhà chùa: Đóng hộp kín, nếu tượng dễ vỡ cần cần chú ý đóng gói và chọn hình thức chuyển hợp lý
- Album, hình cưới, sách, …: Đóng gói kín, nhất là nên cho vào túi nilon để tránh nước
- Bát, đĩa, cốc, bình hoa, bể cá, …: Đều là hàng dễ vỡ nên cần đóng gói và chọn hình thức vận chuyển hợp lý.
- Gối, nệm, quà tặng, tranh, rèm, …: Lưu ý kích thước và cách đóng gói.
Thông tin mức phí gửi hàng bưu điện từ Việt Nam sang Nhật cùng những thông tin, hướng dẫn và kinh nghiệm trên đây mong phần nào giúp bạn dễ dàng khi lựa chọn và sử dụng dịch vụ tại bưu điện. Nhìn chung, tốt nhất chúng ta nên chọn hình thức gửi hàng này khi hàng chuyển có khối lượng thấp, có như vậy mới tiết kiệm được chi phí hiệu quả.