Những món đồ được làm từ thủy tinh, gốm sứ như: Bát, đĩa, cốc hay khung tranh ảnh … đều chịu va chạm rất kém, chúng đều là hàng dễ vỡ và cần được đóng gói đúng cách. Có nhiều cách đóng gói hàng dễ vỡ khác nhau sử dụng thêm 1 số vật dụng bổ trợ. Nhờ được đóng gói cẩn thận, tỷ lệ bể vỡ, hư hỏng của vật dụng giảm đi đáng kể. Sau đây là những bí quyết chuyên nghiệp mà dễ thực hiện nhất.
Nguyên tắc đóng gói hàng dễ vỡ
Nếu không biết đóng gói, chỉ cần 1 chút va chạm, rung lắc hoặc đặt mạnh thùng đựng cũng có thể ảnh hưởng đến món đồ dễ vỡ bên trong. Lý do cơ bản ở đây là do giữa các đồ vật có khoảng trống cũng như đáy thùng thiếu đệm giảm lực va chạm.
Từ đây, chúng ta có thể đưa ra 1 số nguyên tắc đóng gói dành riêng đối với hàng dễ vỡ sau đây:
- Lấp đầy khoảng trống giữa các đồ vật bằng các vật liệu mềm, có tác dụng phân tán lực như: Bông, giấy báo, màng xốp hơi (bubble wrap)
- Bổ sung thêm lớp quấn bảo vệ đồ vật bằng giấy báo cũ hoặc bubble wrap.
- Sử dụng thùng carton hoặc thùng gỗ nhưng cần đảm bảo độ chắc chắn và lót đáy êm
- Dán chặt hộp bằng băng keo
5 bước trong đóng gói hàng dễ vỡ hiệu quả
Với 5 bước sau, bạn có thể tạm yên tâm hơn khi gửi hoặc vận chuyển hàng dễ vỡ đi xa.
Bước 1: Chuẩn bị thùng và các loại giấy
Thùng là vật chứa lớn dùng để đóng hàng. Đa số hàng dễ vỡ hiện nay có khối lượng khá lớn nên cần chọn loại thùng chắc chắn. Bạn có thể dùng hộp gỗ hoặc hộp carton.
Các loại giấy gói đi kèm có tác dụng giảm va chạm, hạn chế trầy xước, sứt mẻ đồ vật bên trong. Có nhiều lựa chọn cho vật liệu này, trong đó, đơn giản và tiết kiệm nhất là giấy báo, giấy xi măng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua và sử dụng bubble wrap, các loại bông hay mút xốp, màng bọc, băng dính …
Để đóng gói hàng dễ vỡ thì bubble wrap là một vật liệu hàng đầu. Đây là một loại giấy gói được làm từ các bóng khí cao 1,27cm giữa 2 tấm nilon. Chúng được gắn vào nhau để tạo độ êm, tránh được những va chạm trong quá trình vận chuyển hàng dễ vỡ. Loại giấy này có khả năng đệm cực kỳ cao. Nó có thể bảo vệ góc cạnh một rất tốt.
Có thể bạn chưa biết bubble wrap hay màng xốp hơi là gì, có thể hiểu đơn giản đó là 1 loại màng nhựa trong suốt với nhiều bong bóng khí. Chính bong bóng khí này tạo ra 1 lớp đệm hạn chế va đập, bảo vệ hàng hóa. Bubble wrap được vô tình phát minh vào năm 1957 và trong đóng gói đến nay.
Bước 2: Quấn bảo vệ đồ vật
Dùng giấy báo cũ hoặc giấy buddle quấn xung quanh đồ vật dễ vỡ. Ví dụ: Với bộ cốc chén cần quấn riêng lẻ từng chiếc tách, ly, ấm, … Nếu dùng tấm buddle, bạn nên áp 2 miếng giấy song song hoặc dùng miếng to quấn kín để bao lấy chi tiết nhỏ cũng như góc cạnh dễ va chạm.
Nhờ giấy báo hoặc giấy buddle, ảnh hưởng rung lắc của lực bên ngoài giảm đáng kể. Trong quá trình vận chuyển, nếu xảy ra va đập, món hàng cũng được bảo đảm hơn.
Đặc biệt, nếu đóng gói các tivi, bình sứ, đồ đắt tiền, quan trọng … tốt nhất bạn nên dùng giấy bubble bọc ngoài, nhất là góc cạnh TV. Khả năng bao bọc và bảo vệ của vật liệu này hiệu quả hơn nhiều so với giấy báo. Trong quá trình bọc hàng, đối với giấy buddle có thể dùng thêm băng dính cố định tránh tình trạng giấy gói xô lệch, giảm hiệu quả bảo vệ.
Bước 3: Sắp xếp hàng vào thùng
Sau khi hoàn thành việc bọc ngoài đồ vật, hãy sắp xếp món đồ tuần tự vào thùng đã chuẩn bị. Bí quyết xếp hàng ở đây là dựa vào kích thước của đồ vật. Trước khi xếp đồ nên lót đáy thùng bằng vải mềm, đệm, giấy hoặc xốp.
Thông thường, bạn nên đặt vào những đồ vật lớn sau đó xếp các món nhỏ hơn vào khoảng trống còn lại. Thêm vào đó, tiếp tục đặt đồ vật cách thành thùng 1 khoảng nhỏ – khoảng trống này sẽ được lấp đầy bằng vật liệu mềm tạo nên 1 lớp đệm xung quanh.
Ngoài ra, trong quá trình xếp đặt, 1 số món đồ cũng cần được cố định vài khung gỗ để hạn chế tối đa rung lắc.
Bước 4: Lấp đầy các khoảng trống còn lại
Sau khi sắp xếp đồ vật vào thùng, chắc chắn trong thùng vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống, bước này yêu cầu bạn lấp đầy những khoảng trống đó. Đặc biệt: Như đã nói ở bước trước, các bạn đừng quên lấp giấy báo mềm, bông gòn, đêm mút hoặc Bubble wrap vào thành thùng đựng – nơi đã được chủ ý để lại khoảng trống trong khâu xếp đồ.
Bước 5: Dán thùng hàng
Việc đóng gói hàng gần như sắp hoàn thành, lúc này, bạn đóng nắp thùng, dùng băng dính dán chắc miệng thùng (với thùng giấy). Nếu đóng hàng trong thùng gỗ, bạn có thể đóng đinh để nắp hộp chắc chắn, không bị bung mở. Ngoài dán băng keo, cũng có thể dùng dây đai nhựa để gia cố thêm độ chắc chắn và đóng kín miệng thùng. Chú ý dán kín, buộc kỹ để tránh rách, bung trong khi vận chuyển.
Kinh nghiệm đóng gói hàng dễ vỡ có chứa chất lỏng
Riêng với hàng có chứa chất lỏng bên trong, ngoài cách đóng gói hàng dễ vỡ nói trên, hãy ghi nhớ thêm 1 số kinh nghiệm sau đây:
- Kiểm tra nắp và bịt kín miệng chai, lọ chứa chất lỏng đảm bảo rằng dù bị dốc ngược thì chất lỏng bên trong cũng không chảy ra ngoài.
- Đặt vào thùng hàng 1 số vật có khả năng hút nước (nếu có thể). Như vậy, nếu chất lỏng vô tình bị sánh, đổ cũng hạn chế tình trạng thấm và ảnh hưởng đến xung quanh.
- Dùng vải, xốp, tấm bọt khí, bột nở hoặc các vật liệu mềm và có tính đàn hồi làm vách ngăn ngăn cách các loại chai, lọ để hạn chế chai lọ xô đẩy, va đập.
Cách đóng gói hàng dễ vỡ được ứng dụng trong đóng gói hàng chuyên nghiệp của các đơn vị vận chuyển nhưng thực chất khá dễ tự thực hiện tại nhà. Nhìn chung, muốn bảo vệ những món đồ dễ vỡ, tốt nhất bạn nên đầu tư sử dụng các loại mút xốp hay màng hơi xốp chuyên dụng, có như vậy, hiệu quả đóng gói mới trở nên hiệu quả nhất.